Chuyển đến nội dung chính

Sự khác nhau giữa Bản đồ QH và Bản đồ giải thửa

Phần 1: Bản đồ quy hoạch.

Hình phía dưới là mô tả bản đồ quy hoạch Sử dụng đất khu vực Bình Thạnh. Với quy hoạch sẽ phân theo từng ô (ô này cũng lớn lớn), và quy định trong mỗi ô thì đất đó dùng làm gì.
287

Ô màu vàng, click vào thấy Đất ở, nghĩa là khu vực này đất có chức năng là Đất ở.

Phần 2: Bản đồ giải thửa, phân lô, địa chính: Nó có nhiều tên.

Hình dưới là mô tả bản đồ giải thửa (đừng quan tâm màu mè, để màu mè vô cho lạ mắt thôi). Giải thửa thì lại có thông tin khác, đó là lô đất diện tích nhiêu, thuộc đường nào, thậm chí chủ là ai. Có thông tin số tờ, số thửa.
288

Cái thửa đất này chính là cái thửa mà in vào sổ đỏ ấy.

Thế thì, khi bạn cầm cái sổ đỏ lên, nó sẽ có thông tin về số tờ, số thửa, thời hạn sử dụng, loại đất, bản vẽ.

Nhưng lưu ý rằng, loại đất có trong sổ đỏ là cái loại đất lúc cái sổ đỏ đó được lập. Ví dụ sổ đỏ lập năm 2000 thì loại đất ghi trong sổ chính là loại đất ở đó cái thời năm 2000. Còn bây giờ, ở chỗ đó loại đất gì thì phải tra theo bảng quy hoạch.

Những cái liên quan đến Quy hoạch, giải thửa, nó là tài liệu kỹ thuật và được quản lý bằng hệ tọa độ VN2000, trong khi sinh hoạt hàng ngày, cảm nhận vị trí ... thì chúng ta dùng hệ tọa độ vệ tinh. Vậy khác biệt như thế nào?

Phần 3: Làm sao "thông đồng" giữa 2 hệ tọa độ này?

Các phần mềm, các ứng dụng, các công thức... nói tóm lại là các App sẽ giúp cho bạn.

Hình dưới là mô tả một trong số các App này, đó là trang Thông tin quy hoạch của TP (https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn).

Trang của TP xây dựng trên nền bản đồ google, nên nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng phần nào kiếm được Chợ Long Phước nằm ở đâu. Xong ngay đó có 1 lớp quy hoạch, thì bạn có thể áp cái lớp quy hoạch đó lên.
289


Còn nếu trong tay bạn có cái sổ đỏ, và nghía xem ở phía dưới cái bản vẽ sổ đỏ (hình vẻ cái thửa), có 1 bảng gọi là "tọa độ góc ranh", thì bạn nhập cái tọa độ đó vào app (có chỗ nhập), thì cái thửa đó sẽ hiện lên nằm ở chỗ nào.

Tuy còn có vài hạn chế của trang, nhưng đại khái là "méo mó có hơn không".

Còn cái sổ đỏ của bạn mà không có cái tọa độ đó, thì xin chia buồn, bạn không kiếm được nó ở chỗ nào hết. ^^

Phần 4: Các loại app chuyên sâu để chuyển đổi giữa VN2000 và hệ tọa độ vệ tinh.

Ở trên, tôi có giới thiệu app của TPHCM, tuy có vài hạn chế nhưng một số cái thì vẫn khá là ok. Đây là app chạy trên nền web, và giúp người ta tra quy hoạch.

Nhưng vì có một số hạn chề của app này, một phần vì công nghệ, một phần về dữ liệu nên cái app này không đáp ứng hết "nguyện vọng và mong muốn" của một số người. Thế nên họ phải dùng đến các phần mềm khác và nguồn dữ liệu khác.

Một số hạn chế của app TP có thể kể ra là:
  • Ngoài Q1, Q3, Thủ Đức, Q12, Thủ Thiêm có thể tra quy hoạch bằng bản đồ số, thì phần còn lại tra bằng bản đồ giấy, nghĩa là khi bạn muốn tìm quy hoạch 1 vị trí nào đó thì sau khi xác định vị trí, app sẽ cung cấp cho bạn 1 bản quy hoạch bằng giấy, và việc của bạn là phải tự đọc lấy, đọc sai ráng chịu.
  • Bạn nắm trong tay một cái sổ đỏ, và muốn kiểm tra quy hoạch, nếu không có tọa độ góc ranh, hoặc tọa độ này bị mờ, thì xin chia buồn, bạn không biết nó ở chỗ nào để mà tra quy hoạch.
  • Một số vùng không hề có thông tin trên app.
Vậy là, với một số người, họ phải đi kiếm nguồn dữ liệu để kiểm tra, mua bán hay xin xỏ thì không biết, miễn là có, mà dữ liệu xin được này thường nằm trên 2 loại phần mềm là Auto CAD (đuôi dwg) hoặc Microstation (đuôi dgn). Đây là 02 phần mềm kỹ thuật, và nhìn chung phải học sơ một khóa xài thì mới xài được.
290

Khi đã có dữ liệu (data), muốn kiểm tra thì phải dùng các phần mềm chuyển đổi giửa 2 bên. Hiện tại theo mr Đức, phần mềm tốt nhất để chuyển đổi có cái tên là hhmap và Google Earth, đây là 1 cặp bài trùng. Google Earth thì miễn phí, nhưng Hhmap thì mất tiền nếu chuyển file trên 4MB.

Còn một số phần mềm khác nhưng nhìn chung nó đi rất sâu vào kỹ thuật, và không phải ai cũng biết xài, muốn kiếm thầy dạy cũng khó. ^^

Hinh trên là mô tả bản đồ quy hoạch (hệ VN2000) được áp lên bản đồ google Earth (hệ tọa độ vệ tinh). Làm thế nào để áp được xinh đẹp như này, cần phải có 1 quá trình gia công này kia, người ta gọi là gia công dữ liệu.

Tôi đang làm free cái này cho cụ nào có nhu cầu, đổi lại tôi xin phép dùng chung dữ liệu này với cụ. File CAD (dwg) và micro (dgn) nhé.

Bàn luận thêm về vấn đề các vấn đề tương tự tại forum sau:

https://congdongxaydung.vn/forums/threads/chia-se-kien-thuc-ve-quy-hoach-va-ban-do-so.1663/#post-8799

https://www.otofun.net/threads/chia-se-kien-thuc-ve-quy-hoach-nha-dat.1600867/

https://congdongxaydung.vn/forums/threads/goc-nhin-cua-toi-ve-quy-hoach-khu-dong-sai-gon.1661/#post-8755

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[INFOGRAPHIC] 10 Loại Mặt Bằng Điển Hình Của Chung Cư

Chung cư  là một loại công trình gồm nhiều tầng, và đa phần thì các tầng này giống nhau về số lượng cũng như cách bố trí các căn hộ. Do đó, người ta lấy 01 tầng để làm tầng điển hình và mặt bằng tầng đó được gọi là mặt bằng điển hình. Infographic dưới đây sẽ liệt kê ra mười loại mặt bằng điển hình thường thấy nhất, các diễn giải chi tiết hơn sẽ nằm ở phía sau hình: Nhìn vào mặt bằng điển hình nói lên điều gì về chung cư? Nhìn mặt bằng điển hình của chung cư cao tầng chúng ta có thể thấy có bao nhiêu căn hộ 1 trong tầng, các căn hộ hình chữ nhật được “xếp ngang” hay “xếp dọc”, có bao nhiều thang máy, hành lang rộng bao nhiêu… Mẫu mặt bằng điển hình tại Landmark 81 Số lượng căn hộ trên 01 tầng điển hình càng ít thì càng “sang”. Nói về độ cao cấp của căn hộ, thì số lượng căn hộ trên 01 tầng điển hình là một tiêu chí quan trọng, trong đó: 02 – 04 căn/tầng: Siêu sang 05 – 08 căn/tầng: Sang 09 – 14 căn/tầng: Khá 15 – 20 căn/tầng: Trung bình 21 căn trở lên/tần

7 Nguyên Tắc “Vàng” Khi Vay Tiền Mua Nhà

Để có thể  sở hữu một ngôi nhà riêng  khi chưa có đủ khả năng tài chính thì vay ngân hàng được đánh giá là một giải pháp tối ưu. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì giải pháp này cũng tồn tại không ít rủi ro. Với 7 nguyên tắc “vàng” này sẽ giúp bạn không những vay ngân hàng mua nhà thành công, mà còn trả nợ dứt điểm một cách dễ dàng. Nguyên tắc 1: Khả năng tài chính của bạn phải bằng hoặc hơn 30% tổng giá trị ngôi nhà Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng đồng ý cho bạn vay đến 70% giá trị căn nhà. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải cân nhắc đến khả năng chi trả của mình, để giảm nhẹ số tiền lãi cần phải trả thì lý tưởng nhất vẫn là 50% giá trị của căn nhà định mua. Nguyên tắc 2: Tìm hiểu kỹ về lãi suất vay Hiện nay bạn sẽ rất dễ dàng thấy được nhiều ngân hàng có lãi suất ưu đãi khi vay mua nhà vô cùng hấp dẫn, giao động từ 7-8%/năm. Nhưng bạn phải tìm hiểu thật kỹ về thời hạn áp dụng mức lãi suất này, nếu chỉ được áp dụng cao nhất trong 6 tháng hoặc nhiều nhất là năm đầu tiên thì sau thờ

Môi Giới BĐS Không Còn Hàng Để Bán?

Chúng ta thường nghĩ rằng các môi giới bất động sản thì trong tay luôn sẵn có nguồn hàng dồi dào và chỉ thiếu khách hàng mà thôi. Nhưng không, trên thực tế hiện nay, môi giới đang trở nên “hoảng loạn” khi thu nhập lao dốc bởi không có hàng để bán. Thời gian gần đây có khá nhiều sàn giao dịch bất động sản phải cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí khi mà nguồn “hàng” đang khan hiếm. Có trường hợp môi giới phải tạm “giải nghệ” để chuyển sang làm việc khác và chờ thời điểm thị trường khá hơn. Thời Hoàng Kim Của Môi Giới Khoảng thời gian từ 2016 đến 2018, một ngày có thể phát sinh 2 – 3 giao dịch. Nguồn cung mới dồi dào, giá ổn định khiến nhiều người thi nhau đầu tư vào bất động sản. Khi đó, thu nhập của các môi giới không những có thể trang trải cuộc sống mà còn có tiền để đầu tư đất, mua xe. Thu Nhập Môi Giới Tại TP. HCM Giảm Mạnh, Tạm “Giải Nghệ” Để Chờ Thị Trường Khởi Sắc Chia sẻ của một số môi giới thì đều có chung một hoàn cảnh “Gần 3 tháng nay em chưa có giao dịch