Chuyển đến nội dung chính

Dự Án Chung Cư Và Pháp Lý Dự Án Chung Cư

Đây là bài tiếp theo trong chuỗi bài kiến thức chung về kiến thức bất động sản.
Dự Án Chung Cư Và Pháp Lý Dự Án Chung Cư
Chủ đề của bài này là về dự án chung cư. Từ khái niệm cơ bạn đến các quy trình thủ tục sâu hơn.
Bắt đầu thôi.

Dự án là gì?

Đầu tiên phải nói đến “Dự án” là gì? Dự án được hiểu là một khu đất được một Doanh nghiệp phát triển và đi theo các quy trình pháp lý của Dự án. Lưu ý rằng quy trình này khác với quy trình của đất dân.
Dự án là gì?
LƯU Ý 02 KHÁI NIỆM DƯỚI ĐÂY:
  • Về mặt pháp lý: Một cục đất được phép làm Dự án khi nó có quy hoạch sử dụng đất là Đất ở (Chi tiết là Xây dựng chung cư) và Quy hoạch xây dựng là cao tầng, có dân số, có FAR cao cao, có tầng cao… Như thế, Dự án chung cư là một cục đất do Doanh nghiệp KD BĐS sở hữu và quy hoạch cho phép xây chung cư.
  • Về mặt truyền thông: Dự án chung cư là một tòa nhà có thiết kế đẹp, có các thông số như diện tích, số căn, tiện ích, giá bán dự kiến…., thậm chí có nhà mẫu.
Và điều hết sức quan trọng là 02 cái này có giống nhau hay không thì không biết. Sự khác nhau có thể nằm ở những nội dung sau:
  • Đất đó không phải là đất xây chung cư –> Nhưng rao bán chung cư.
  • Đất đó đang thuộc sở hữu người khác –> Nhưng đã rao bán như là của mình.
  • Đất có FAR = x –> Nhưng rao bán FAR = y, và x < y.
  • Đất 50 năm –> Nhưng Rao bán lâu dài
  • Đất TĐC –> Nhưng Rao bán thương mại.
  • ….
Và thường pháp lý bị chậm bởi những sự vênh này, chứ chưa chắc vì thủ tục nhà nước làm khó.
Và muốn nắm pháp lý Dự án, thì trước tiên phải nắm coi có sự “vênh” này hay không? Muốn nắm thì hoặc có văn bản coi, hoặc phải xem “dấu hiệu”. Để làm được thế thì đầu tiên phải tiên dự án có những thông số nào.

Các thông số cơ bản của dự án chung cư

Thi hoa hậu luôn phải có phần thi áo tắm dù rằng các bạn thí sinh không xuống bể bơi. Ấy là vì chỉ có mặc áo tắm thì mới “phô diễn đầy đủ” vẻ đẹp hình thể, chứ mặc quần áo thì không biết có độn hay không nên khó đoán.
Dự Án Chung Cư Và Pháp Lý Dự Án Chung Cư
Thông số của một Dự án chung cư theo truyền thông cũng thế, muốn đoán được phải “Lột trần” ra. Và cách để lột trần như sau:
Trong bảng thông tin của Chung cư thường có:
  • Diện tích đất.
  • Số tháp, số tầng, số căn, Mật độ xây dựng.
  • Ngon nữa thì có thiết kế mặt bằng tầng điển hình.
  • Ngon tiếp thì có thêm chi tiết thiết kế căn hộ.
Dựa vào các thông số trên, tính ngược lại như sau:
  • Tính NSA (Diện tích sàn bán): Thống kê xem 1 tầng điển hình có bao nhiêu căn, tổng diện tích chúng nó là bao nhiêu, nhân với số tầng điển hình thì ta được tổng diện tích bán. Tiện thể nhân luôn đơn giá dự kiến thì có Tổng doanh thu.
  • Tính GFA (Tổng diện tích sàn xây dựng): Thường thì NSA = 75-85% GFA tùy vào mức độ thiết kế sang hay không. Càng sang thì tỉ lệ càng nhỏ, càng kém sang thì tỉ lệ càng to. Lưu ý rằng, không phải CĐT không biết thiết kế sang, chỉ là thiết kế càng sang thì càng có ít diện tích để bán.
  • Tính FAR: Lấy GFA chia cho Diện tích đất ra FAR.
  • Tính CFA: Lấy GFA cộng với diện tích hầm, diện tích hầm thường chiếm 90% diện tích đất, 2 hầm thi nhân 2 lần lên. Tiện thể nhân đơn giá xây dựng thì ra CP xây dựng.
Các thông số cơ bản của dự án chung cư
FAR là thông số quan trọng nhất, và tại sao phải tính, bởi nó có thể ảnh hưởng đến cái nhanh chậm của thủ tục pháp lý. Dự án vùng ven, FAR = 5 – 6 lần là ok, và thường sẽ có thêm 1 lần nữa cho phần thương mại. Tổng cộng là 6-7 lần.
FAR càng cao thì càng bí bách hơn. Bạn nhìn vào cái này, và lỡ có thấy được cái phê duyệt QH1/500 mà thấy FAR nó có khác nhiều là ta biết có vấn đề ngay.

Pháp lý dự án cơ bản

Pháp lý dự án cơ bản
Quy trình pháp lý Dự án thì nói nhiều rồi, nhưng vấn đề là biết quy trình nhưng vẫn không nắm được pháp lý thì lý do tại sao? Đó là vì còn thiếu một chút kiến thức nó không hẳn là pháp lý nhưng lại ảnh hưởng đến pháp lý.
Ở trên tôi có nói đến thông số của Dự án, nó có liên quan đến pháp lý bởi vì làm Dự án thì phải liên quan đến Kinh tế, mà thông tin Dự án chính là liên quan đến lợi nhuận của Dự án.
Quá trình pháp lý là quá trình “Hợp thức hóa”, bởi thế nên các CĐT nước ngoài sợ pháp lý bởi họ không giỏi trong việc này, còn nếu cái gì cũng theo quy trình đúng chuẩn thì xin lỗi, về quy trình thì Việt Nam không có cửa với nước ngoài.
Và như đã nói, cái gì cũng quay về Tiền, có cục đất đó ai cũng thấy, tại sao đến lúc này nó mới được triển khai dù rằng chưa hẳn lúc này thị trường tốt nhất? Đó là một câu hỏi cần được trả lời thấu đáo.
Ở Việt Nam, khi đầu tư Chung cư, các Chủ đầu tư phải chạy đua về dòng tiền, vì lãi suất của Việt Nam rất cao, do đó mục tiêu là thu tiền về càng nhanh càng tốt, thế nên các Dự án thượng thịt là lóc trước, xương để gặm sau, kiểu như thịt thì ăn ngay, còn xương thì chờ từ từ hầm rồi tính tiếp.
Dự Án Chung Cư Và Pháp Lý Dự Án Chung Cư
Và thường sau một thời gian rầm rộ, thì những cái còn lại toàn là xương. Xương thì phải chờ hầm từ từ, việc hầm xương bao gồm:
  • Chúng ta biết 05 năm đổi quy hoạch 1/2000 1 lần, và có đổi không định kỳ. Biết đâu sau 5 năm tự nhiên được đổi quy hoạch.
  • Rồi thì dân cư mỗi ngày 1 tăng, năm nay có thể chưa có dân nhưng năm sau có dân số, mà có dân số thì có FAR.
  • Nhưng ở đời, đâu cái gì được mà không mất, cái được có thể là được điều chỉnh một số thứ có lợi, và đi kèm theo đó là cam kết, cam kết có thể là làm một cái gì đó, hoặc dành quỹ nhà ở TĐC, NOXH, hoặc đóng thêm tiền SDĐ.
  • Vì khi đổi những thứ như vậy thì đương nhiên giá trị khu đất tăng lên, nhà nước và những người làm chuyên môn chắc chắn biết, và chắc chắn không có chuyện nhà nước không có gì ở đây, cái quan trọng là tính như thế nào, đôi khi tính thêm cái này cũng mất khối thời gian.
Trên đây là một số ví dụ (có thể không phải hoàn toàn), nhưng là những thứ khiến cho quá trình pháp lý không đi đúng theo quy trình, bởi pháp lý tuy có quy trình nhưng lại đặc thù cho từng Dự án, từng Chủ đầu tư.
Để biết quy trình về pháp lý Dự án thì tốt nhất đi theo chiều ngược, đừng đi chiều xuôi.
HĐMB thì chúng ta cần cái gọi là Văn bản cho phép bán nhà hình thành trong tương lai. Và cầm cái này đọc thì thấy tất cả các văn bản pháp lý trước đó cần.
Dưới đây là cái văn bản của Safira Khang Điền, thì đọc thấy văn bản nào thì liệt kê ra, CĐT không cấp cái nào thì hỏi, đại khái trong mỗi văn bản như thế sẽ liệt kê tất cả các văn bản trước đó.
Văn bản dự án Safira Khang Điền
Đọc tầm chục cái Dự án là nắm liền, nên không cần phải chỉ. Chỉ cần siêng đọc là ok.
Còn nếu đọc không hiểu thì có thể comment hoặc liên lạc với tôi, cách liên lạc tôi đã để dưới trang web cả rồi.
Bài tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục nói về phương án thiết kế của một dự án chung cư, Hy vọng sẽ được các bạn tiếp tục ủng hộ theo dõi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[INFOGRAPHIC] 10 Loại Mặt Bằng Điển Hình Của Chung Cư

Chung cư  là một loại công trình gồm nhiều tầng, và đa phần thì các tầng này giống nhau về số lượng cũng như cách bố trí các căn hộ. Do đó, người ta lấy 01 tầng để làm tầng điển hình và mặt bằng tầng đó được gọi là mặt bằng điển hình. Infographic dưới đây sẽ liệt kê ra mười loại mặt bằng điển hình thường thấy nhất, các diễn giải chi tiết hơn sẽ nằm ở phía sau hình: Nhìn vào mặt bằng điển hình nói lên điều gì về chung cư? Nhìn mặt bằng điển hình của chung cư cao tầng chúng ta có thể thấy có bao nhiêu căn hộ 1 trong tầng, các căn hộ hình chữ nhật được “xếp ngang” hay “xếp dọc”, có bao nhiều thang máy, hành lang rộng bao nhiêu… Mẫu mặt bằng điển hình tại Landmark 81 Số lượng căn hộ trên 01 tầng điển hình càng ít thì càng “sang”. Nói về độ cao cấp của căn hộ, thì số lượng căn hộ trên 01 tầng điển hình là một tiêu chí quan trọng, trong đó: 02 – 04 căn/tầng: Siêu sang 05 – 08 căn/tầng: Sang 09 – 14 căn/tầng: Khá 15 – 20 căn/tầng: Trung bình 21 căn trở lên/tần

7 Nguyên Tắc “Vàng” Khi Vay Tiền Mua Nhà

Để có thể  sở hữu một ngôi nhà riêng  khi chưa có đủ khả năng tài chính thì vay ngân hàng được đánh giá là một giải pháp tối ưu. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì giải pháp này cũng tồn tại không ít rủi ro. Với 7 nguyên tắc “vàng” này sẽ giúp bạn không những vay ngân hàng mua nhà thành công, mà còn trả nợ dứt điểm một cách dễ dàng. Nguyên tắc 1: Khả năng tài chính của bạn phải bằng hoặc hơn 30% tổng giá trị ngôi nhà Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng đồng ý cho bạn vay đến 70% giá trị căn nhà. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải cân nhắc đến khả năng chi trả của mình, để giảm nhẹ số tiền lãi cần phải trả thì lý tưởng nhất vẫn là 50% giá trị của căn nhà định mua. Nguyên tắc 2: Tìm hiểu kỹ về lãi suất vay Hiện nay bạn sẽ rất dễ dàng thấy được nhiều ngân hàng có lãi suất ưu đãi khi vay mua nhà vô cùng hấp dẫn, giao động từ 7-8%/năm. Nhưng bạn phải tìm hiểu thật kỹ về thời hạn áp dụng mức lãi suất này, nếu chỉ được áp dụng cao nhất trong 6 tháng hoặc nhiều nhất là năm đầu tiên thì sau thờ

Môi Giới BĐS Không Còn Hàng Để Bán?

Chúng ta thường nghĩ rằng các môi giới bất động sản thì trong tay luôn sẵn có nguồn hàng dồi dào và chỉ thiếu khách hàng mà thôi. Nhưng không, trên thực tế hiện nay, môi giới đang trở nên “hoảng loạn” khi thu nhập lao dốc bởi không có hàng để bán. Thời gian gần đây có khá nhiều sàn giao dịch bất động sản phải cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí khi mà nguồn “hàng” đang khan hiếm. Có trường hợp môi giới phải tạm “giải nghệ” để chuyển sang làm việc khác và chờ thời điểm thị trường khá hơn. Thời Hoàng Kim Của Môi Giới Khoảng thời gian từ 2016 đến 2018, một ngày có thể phát sinh 2 – 3 giao dịch. Nguồn cung mới dồi dào, giá ổn định khiến nhiều người thi nhau đầu tư vào bất động sản. Khi đó, thu nhập của các môi giới không những có thể trang trải cuộc sống mà còn có tiền để đầu tư đất, mua xe. Thu Nhập Môi Giới Tại TP. HCM Giảm Mạnh, Tạm “Giải Nghệ” Để Chờ Thị Trường Khởi Sắc Chia sẻ của một số môi giới thì đều có chung một hoàn cảnh “Gần 3 tháng nay em chưa có giao dịch