Chuyển đến nội dung chính

Gộp – Tách Thửa Là Gì? Xin Lên Đất Thổ Cư Phải Làm Thế Nào?

Khái Niệm Bất Động Sản: Tách Thửa – Gộp Thửa – Xin Lên Thổ Cư

Như trong bài trước đã nói, thửa đất là để quản lý, và nó mang tính sở hữu. Khi áp quy hoạch vào thì cho ta biết đất đó được quy hoạch loại đất gì.
Bài viết này sẽ cho các bạn biết những khái niệm cơ bản trong quá trình xin lên đất thổ cư, bao gồm tách thửa và gộp thửa

Làm Thế Nào Để Xin Lên Đất Thổ cư

Nếu là đất nông nghiệp thì không được phép xây nhà, tuy nhiên vẫn có thể xây nhà tạm (nhà cấp 4) mà không cần xin phép. Vậy nên có nhiều thửa đất là đất nông nghiệp, và vẫn có nhà bình thường.
Gộp - Tách Thửa là gì? Xin Lên Đất Thổ Cư Phải Làm Thế Nào?
Còn muốn xây các loại nhà mà phải xin phép xây dựng, thì đất đó phải là đất ở. Muốn lên thổ cư từ đất nông nghiệp thì quy hoạch đó phải là đất ở, và từ đó đóng tiền sử dụng đất rồi lên thổ cư.
Nhà nước cho phép tách thửa hay gộp thửa, với điều kiện là diện tích đủ lớn theo quy định. Mỗi địa phương có quy định về diện tích tách thửa khác nhau. Đáp ứng được thì có thể tách.
Gộp - Tách Thửa là gì? Xin Lên Đất Thổ Cư Phải Làm Thế Nào?
Diện tích tách thửa tối thiểu tại TP.HCM
Khi tách thửa thì bên Điạ chính sẽ đi đo vẽ lại, và ra cái bản đồ giải thửa mới, bổ sung thêm thửa.
Theo Mr Đức biết thì thửa được tách thường lấy số thứ tự khá cao, tầm hơn 200. Thế nên khi gặp phải 1 cái sổ có số thửa cao, nghĩa là cái thửa đó mới được tách.
Lưu ý 1: Kiến thức này rất quan trọng khi bạn muốn tìm kiếm vị trí thửa đất theo sổ đỏ. Đôi khi bạn không tìm thấy thửa cần tìm, nhưng có thể tra thông qua cái thửa ban đầu khi chưa được tách.
Lưu ý 2: Phần tách thửa, gộp thửa, lên thổ cư này là dành cho “Dân thường”, còn Doanh nghiệp làm Dự án BĐS thì quy trình khác, không áp dụng được cách này. Có một số công ty mang danh doanh nghiệp nhưng làm theo dạng Dân thường, không đúng theo quy trình của Dự án.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[INFOGRAPHIC] 10 Loại Mặt Bằng Điển Hình Của Chung Cư

Chung cư  là một loại công trình gồm nhiều tầng, và đa phần thì các tầng này giống nhau về số lượng cũng như cách bố trí các căn hộ. Do đó, người ta lấy 01 tầng để làm tầng điển hình và mặt bằng tầng đó được gọi là mặt bằng điển hình. Infographic dưới đây sẽ liệt kê ra mười loại mặt bằng điển hình thường thấy nhất, các diễn giải chi tiết hơn sẽ nằm ở phía sau hình: Nhìn vào mặt bằng điển hình nói lên điều gì về chung cư? Nhìn mặt bằng điển hình của chung cư cao tầng chúng ta có thể thấy có bao nhiêu căn hộ 1 trong tầng, các căn hộ hình chữ nhật được “xếp ngang” hay “xếp dọc”, có bao nhiều thang máy, hành lang rộng bao nhiêu… Mẫu mặt bằng điển hình tại Landmark 81 Số lượng căn hộ trên 01 tầng điển hình càng ít thì càng “sang”. Nói về độ cao cấp của căn hộ, thì số lượng căn hộ trên 01 tầng điển hình là một tiêu chí quan trọng, trong đó: 02 – 04 căn/tầng: Siêu sang 05 – 08 căn/tầng: Sang 09 – 14 căn/tầng: Khá 15 – 20 căn/tầng: Trung bình 21 căn trở lên/tần

7 Nguyên Tắc “Vàng” Khi Vay Tiền Mua Nhà

Để có thể  sở hữu một ngôi nhà riêng  khi chưa có đủ khả năng tài chính thì vay ngân hàng được đánh giá là một giải pháp tối ưu. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì giải pháp này cũng tồn tại không ít rủi ro. Với 7 nguyên tắc “vàng” này sẽ giúp bạn không những vay ngân hàng mua nhà thành công, mà còn trả nợ dứt điểm một cách dễ dàng. Nguyên tắc 1: Khả năng tài chính của bạn phải bằng hoặc hơn 30% tổng giá trị ngôi nhà Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng đồng ý cho bạn vay đến 70% giá trị căn nhà. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải cân nhắc đến khả năng chi trả của mình, để giảm nhẹ số tiền lãi cần phải trả thì lý tưởng nhất vẫn là 50% giá trị của căn nhà định mua. Nguyên tắc 2: Tìm hiểu kỹ về lãi suất vay Hiện nay bạn sẽ rất dễ dàng thấy được nhiều ngân hàng có lãi suất ưu đãi khi vay mua nhà vô cùng hấp dẫn, giao động từ 7-8%/năm. Nhưng bạn phải tìm hiểu thật kỹ về thời hạn áp dụng mức lãi suất này, nếu chỉ được áp dụng cao nhất trong 6 tháng hoặc nhiều nhất là năm đầu tiên thì sau thờ

Môi Giới BĐS Không Còn Hàng Để Bán?

Chúng ta thường nghĩ rằng các môi giới bất động sản thì trong tay luôn sẵn có nguồn hàng dồi dào và chỉ thiếu khách hàng mà thôi. Nhưng không, trên thực tế hiện nay, môi giới đang trở nên “hoảng loạn” khi thu nhập lao dốc bởi không có hàng để bán. Thời gian gần đây có khá nhiều sàn giao dịch bất động sản phải cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí khi mà nguồn “hàng” đang khan hiếm. Có trường hợp môi giới phải tạm “giải nghệ” để chuyển sang làm việc khác và chờ thời điểm thị trường khá hơn. Thời Hoàng Kim Của Môi Giới Khoảng thời gian từ 2016 đến 2018, một ngày có thể phát sinh 2 – 3 giao dịch. Nguồn cung mới dồi dào, giá ổn định khiến nhiều người thi nhau đầu tư vào bất động sản. Khi đó, thu nhập của các môi giới không những có thể trang trải cuộc sống mà còn có tiền để đầu tư đất, mua xe. Thu Nhập Môi Giới Tại TP. HCM Giảm Mạnh, Tạm “Giải Nghệ” Để Chờ Thị Trường Khởi Sắc Chia sẻ của một số môi giới thì đều có chung một hoàn cảnh “Gần 3 tháng nay em chưa có giao dịch